[JAPANESE_STORY]SOU DESU NE そうですね

Chà…)
Anh Takada đang giải thích rất cẩn thận cho sếp Saito nghe về bản kế hoạch anh đang thực hiện. Ông Saito nghe chăm chú, thường xuyên dùng “aizuchi” để đáp lại. Đến khi anh Takada giải thích xong, ông Saito nói:
Sou desu ne.
Anh Lerner đứng cạnh, tưởng câu này có nghĩa là “Được rồi / Ổn đấy” và nghĩ ông sẽ nói tiếp “Ja, sou shimashou.” Thế nhưng ông lại nói “Ja, mou ichido kangaete mimasu.” (Tôi sẽ nghĩ lại lần nữa) rồi bỏ đi. Anh Takada cho anh Lerner biết sếp Saito sẽ không chấp nhận bản kế hoạch của anh. Nhưng anh Lerner không hiểu tại sao trước đó sếp lại nói “Sou desu ne.”
Sau đó khi nghe người Nhật nói chuyện, Lerner để ý rằng họ thường bắt đầu câu trả lời bằng “Sou desu ne.”, dù cho tiếp theo đó là câu đồng ý hay từ chối. Với anh Lerner thì có vẻ như “Sou desu ne” bản thân nó không mang ý nghĩa gì; nó chỉ như một dấu hiệu thể hiện rằng người nói sắp sửa đưa ra câu trả lời mà thôi.
“Sou desu ne” được dùng để cho biết người nói đã hiểu câu hỏi và chuẩn bị trả lời nó (“Ee” hay “Hai” cũng thường được dùng như vậy). Với ý nghĩa này, nó tương tự như “Well” trong những câu như “Well, I think…” của tiếng Anh. Trong những tình huống lịch sự, ta dùng “Sou desu ne”, còn khi nói chuyện với bạn bè, người thân thì con trai sẽ dùng “Sou da ne” trong khi con gái dùng “Sou ne”.
Tùy theo cách lên xuống giọng mà câu “Sou desu ne” sẽ mang những nghĩa khác nhau, chứ không còn là nghĩa nguyên thủy “Thật vậy nhỉ” của nó nữa.
Dù rằng cả “Eeto” và “Sou desu ne” đều có thể được dịch là “Well”, nhưng “Eeto” được dùng khi người nói chưa thể nghĩ ra được từ thích hợp, trong khi “Sou desu ne” thường được dùng một cách có chủ ý để tránh sự đột ngột nếu đưa ra câu trả lời ngay lập tức. Để kiểm chứng cho điều này, ta có thể thấy trẻ con rất ít khi dùng “Sou desu ne” hay “Sou da ne” nhưng chúng nói “Eeto” rất thường xuyên.
-(Sưu tầm)-

Comments

Popular Posts