Tổng hợp các thông tin cần biết khi nuôi Guinea Pig.

Guinea pig/cavia ở VN thường gọi là con bọ/chuột lang. Là một loài thú nuôi đáng yêu, hiền lành, ăn chay trường và thường bị nhầm là thỏ vì ngoại hình nhỏ, gương mặt na ná giống các bé thỏ 


Sau đây là vài thông tin cần thiết khi nuôi Guinea pig:

-Nuôi 1 bé Guinea pig 1 tháng tốn bao nhiêu tiền?/Chế độ ăn đủ chất cho Guinea pig 
*Menu với điều kiện nuôi khá tốt, đủ chất; bé dễ ăn, ăn khỏe*
  • -1 bịch cỏ nén loại tốt hiệu gex mix 220k 2,5kg ăn được 2 tháng hoặc smartheart 128k/kg ăn được 1 tháng. ( với bé dưới 3th tuổi )
    - Cỏ nén nâu mua lẻ giá từ 70-80k/kg tùy thời điểm, 1kg 1 bé ăn được 20 ngày. (với bé bắt đầu vào tháng thứ 4)
    -1 bịch cỏ khô timothy/alfafa oxbow 500gr 220k ăn được 2,5-3 tháng
    -Rau tươi trung bình 10k/tuần
    -14 viên Daily-C, giá mua lẻ 3k/v * 14 = 42k
    -Gỗ nén: bé biết đi vs trong khay 2 tuần/1kg; bé ko biết đi vs 1 tuần/kg, giá gỗ nén thấp nhất 8k/kg
    => 1 tháng tốn khoảng 280k-300k



*Ghi chú: với GP trưởng thành (từ 3th trở lên) thì nên trộn cỏ gex với cỏ nén timothy theo tỉ lệ 1kg gex : 3kg nén nâu, vì viên nén cỏ gex làm từ alfafa, GP trưởng thành ko cần ăn nhiều.

Chuồng nuôi và vật dụng cần thiết: 
  • Nên nuôi bằng chuồng lưới để môi trường sống của bé thoáng mát.
    Loại chuồng rẻ và thông dụng là loại chuồng có khay bên dưới, bán rộng rãi tại các hàng bán chim cảnh. Diện tích 60x40x40 (DxRxC)

    Trong hình gồm 1 set đầy đủ vật dụng nuôi tối thiểu nhất gồm có: chuồng, bình nước, chén ăn.
    Chuồng này có 1 nhược điểm đó là khay khá nông, ko lót đc nhiều gỗ nén nên phải thay chuồng thường xuyên, ngoài ra 1 số bé có thói quen ịn mông vào sát thành chuồng đi tè nên nước tiểu bị vãi ra ngoài, dơ.
    Nếu muốn nuôi GP trong chuồng mika, chuồng đáy bằng hoặc hồ kính thì nên dạy bé biết đi vs đúng chỗ rồi nuôi. Ko nên nuôi trong chuồng mika/hồ kính mà lót chuồng trực tiếp. Vì bụi gỗ nén / mùn cưa bốc lên sẽ làm bé khó chịu, và khi lót chuồng đã dơ dính vào bpsd, vào lông bé sẽ rất mất vệ sinh. Ngoài ra nuôi trong hồ hoặc chuồng mika ko gian sống sẽ bí, ko tốt cho bé.
  • Bình nước: bình dễ dùng nhất cho GP là bình deluxe 250ml và bình alex 250ml. Với bình Deluxe cần mở ra hửi bình trước khi mua để xem bình có bị hôi mùi nhựa ko. Nếu bình bị hôi khi đang sử dụng thì nên mang ra cửa hàng xin đổi, vì mùi nhựa này bám rất lâu khó khử hết. GP rất thính, nếu nước có mùi hôi sẽ ko chịu uống.
  • Chén ăn: có 2 loại thường dùng là chén vòm và chén hình trụ. Chén trụ có ưu điểm là nhiều bé có thể cùng ăn 1 lúc. Nhưng có khuyết điểm là bé có thể leo vào chén ngồi rồi "bậy" luôn trong chén, khiến thức ăn bị hư hỏng. Chén vòm có thể khắc phục đc thói xấu này của bé, nhưng chỉ tối đa 2 bé có thể thò đầu vào ăn chung 1 lúc được thôi ^^ Khuyến cáo các bạn ko nên dùng chén ăn cơm hoặc chén có miệng rộng hơn đáy, vì khi GP chống chân lên chén để ăn chén sẽ bị lật, rớt hết đồ ăn ra ngoài.
  • Khay vệ sinh: dành cho bé biết đi vệ sinh đúng chỗ. Hiện nay có nhiều loại khay vệ sinh cho Guinea pig và thỏ, tất cả đều là hàng nhập ở nước ngoài về nên chưa thấy phản hồi xấu nào về khay vệ sinh.


Phân biệt các loại cỏ 

  1. Cỏ alfafa: 
    Còn gọi là cỏ linh lăng, dùng cho GP từ 0-3 tháng tuổi và bà bầu, Guinea pig mới sinh cho đến sau sinh 1 tháng.


    Ở VN có hạt giống cây này, người ta thường gọi là “rau mầm” được trồng và ăn khi chỉ vừa nhú. Bạn có thể mua về trồng lên cây cho bé ăn.

  2. Cỏ timothy:
    Còn gọi là cỏ đuôi mèo, các loại cỏ ở VN hoàn toàn ko giống loại cỏ này. Không có hạt giống cỏ này tại Việt Nam.


    Dùng cho Guinea pig từ sau 3 tháng tuổi trở đi. (từ 3 tới 6 tháng nên trộn timothy và alfafa với nhau để bổ sung đủ chất cho bé, sau đó mới chuyển hẳn sang timothy)
  3. Cỏ nén:
    Được làm từ bột cỏ xay nhuyễn, nén lại thành viên, tiếng anh là “pellet”. Có nhiều loại cỏ nén bao gồm:
    Cỏ nén xanh:


    Dùng cho GP từ 0-3th, thành phần làm từ cỏ alfafa.

    Pellet oxbow young cavia:


    Cũng được làm từ cỏ alfafa, nhưng được bổ sung thành phần dinh dưỡng phù hợp với GP, có bổ sung vitamin C.

    Cỏ nén nâu:


    Sản phẩm của hãng Smartheart, được làm từ cỏ timothy, dung cho GP từ 3th trở lên.

    Pellet Oxbow adult GP:


    Làm từ cỏ timothy, ít canxi, phù hợp với GP trưởng thành (sau 3th trở đi)

    Và còn nhiều loại cỏ khô, cỏ nén khác mà mình ko liệt kê ra hết được...

    Tuy nhiên, đặc biệt ko dùng loại cỏ nén nhãn hiệu NEW AGE, Alex, Puxiboda, vì đây là các loại thức ăn do Trung Quốc sản xuất, hương vị rất dở lại còn thiếu chất khiến GP chết dần chết mòn khi sử dụng các loại thức ăn này.


Bổ sung vitamin C cho GP
  • - Tuyệt đối ko hòa viên C sủi vào nước cho bé uống, vì trong viên C chứa hàm lượng canxi rất cao, có thể gây sỏi thận cho GP.
    - Về viên Daily-C:
    Cách cho ăn:
    -Gói 1/4 hay 1/8 viên C vào lá cỏ khô hoặc lá rau, đút cho bé. Lưu ý là trước khi cho bé ăn bằng cách này thì phải đảm bảo bé đang đói và chưa được ăn rau, cỏ trước đó. Vì khi đói bé mới vội vã cắn ăn hết mà không chừa viên C lại.
    -Đối với bé dưới 3 tháng nên cho bé ăn 1/8 viên 1 lần, với bé lớn thì 1/4 viên 1 lần. Nguyên do là vì miệng của bé còn nhỏ ko thể cắn hết 1 lần 1/4 viên
    -Không hòa viên C vào nước mà phải cho ăn trực tiếp.
    -1 viên có thể xắt làm 4, cách 1 ngày cho ăn 1/4 viên, liều lượng thích hợp là 1tuần/viên hoặc 2tuần/viên.
    -Viên C chỉ bổ sung vitamin C cho bé, hoàn toàn k có tác dụng phụ hay chất độc hại.
    -Viên C có thể dùng cho GP, thỏ và chồn angola
    -Đối với bé bị rụng lông nhiều, còi cọc, đang mang bầu và nuôi con có thể tăng lên 3 viên/tuần để bổ sung đủ chất cho bé (mỗi lần cho bé ăn hết 1 viên)



Vật dụng cho GP + giá tham khảo
  • - Chuồng 60x40x40 có sẵn khay phía dưới, chỗ bán sát giá nhất nằm ở đường Nguyễn Thị Nhỏ, Q5, bên cạnh chợ lớn, giá tham khảo: 200k. Sơ đồ:

    >>>http://s167.photobucket.com/user/catcanh122/media/abc.jpg.html<<<

    -Chuồng chuyên dụng cho GP, giá từ 350k trở lên, bán tại các pet shop.
    -Bình nước bi 250ml của duluxe 48k, bình 250ml của alex 62,5k. (giá cập nhật tháng 5/2012)
    -Khay vệ sinh (chỉ cần thiết nếu muốn huấn luyện bé đi vs đúng chỗ) alex 120k, new age 85-100k, teroso 80-105k, khay vs Gex vuông 160k, khay vs vuông lưới sắt 120k, khay vs vuông lưới nhựa 130k ( giá cập nhật tháng 7/2012)
    -Chén ăn: chén bình thường có thể chọn loại chén sứ hình trụ, ko nên chọn loại chén có miệng to hơn đáy, khi bé chống chân lên ăn sẽ làm lật chén rơi hết thức ăn ra ngoài. Chén ăn alex cho GP 60k, chén vicky 60k (có chỗ gọi chén ăn này là nhà tắm cát cho hams)


Phụ kiện ko bắt buộc:

  • -Máng cỏ, giá từ 30k. Lưu ý: nếu cho bé ở lồng lưới thì dùng máng cỏ sẽ rất hao, vì cỏ khô dễ bị lọt xuống khay bị bẩn, ko ăn được nữa.
    -Túi ngủ: tự làm hoặc đặt làm, giá từ 70k trở lên, ko có bán ngoài shop.
    -Nhà ngủ nhựa ( đặt hàng từ USA ship về ) 200-250k, nhà ngủ sứ new age 250k, nhà ngủ sứ alex 350k ( giá cập nhật tháng 7/2012)
    -Banh cỏ giá từ 30k
    -Banh gỗ dùng mài răng, giá từ 100k


Dạy GP đi vệ sinh đúng chỗ 

  • Cách 1:
    -Cho bé ở chuồng đáy bằng, thường xuyên dọn phân, lấy khăn giấy thấm nc tiểu của bé cho vào khay vs.
    -Đặt khay vs vào góc bé thường tiểu nhất
  • Cách 2:
    -Cho bé ở trong 1 hộp to, rải gỗ nén khắp hộp để bé đi vs ướt hết chỗ gỗ nén đó.
    -Gom gỗ nén vào khay vs, thường xuyên dọn phân, thấm nc tiểu bỏ vào khay vs, bé sẽ đi vào khay vì ở đó có mùi nhiều nhất


Tiêu chuẩn cho GP khi ghép cặp, cách phát hiện GP mang thai, chú ý khi GP sinh con

  • -Để bé GP mang thai khỏe mạnh, an toàn thì bé gái phải nặng 550gr, 6th -8th, nếu trước hoặc qua thời gian này rồi thì ko nên ghép nữa vì khi còn quá nhỏ bé dễ sảy thai, khi quá già bé khó sanh. Bé đực 6 tháng trở lên. Nếu bé gái còn nhỏ hoặc tới tuổi ghép cặp nhưng nặng dưới 500gr thì quá gầy, thuộc dạng bị "đẹt", hấp thụ chất ko tốt, khi có bầu mọi dinh dưỡng đều dồn vào nuôi thai nên bé ko phát triển được nữa, lúc sắp sanh bé rất nặng nề, mệt mỏi, sanh con có thể bị chết.
    -Đối với bé gái thể trạng gầy thì 500gr có thể ghép cặp, chỉ nên cho sinh sản 1 lần để cải thiện thể chất ( sau khi sinh GP ăn nhiều hơn, khỏe hơn )
    -Dấu hiệu khi có thai là lên cân nhanh, liên tục trong nhiều tuần, sờ vào bụng thấy 1,2 cục tròn, cộm.
    -Dấu hiệu bé sắp sinh là sờ vào bụng thấy baby đang đạp. Lúc này nên thay chuồng sạch sẽ cho bé, bỏ tất cả khăn, nhà ngủ, túi ngủ ra ngoài, có thể lót thảm dày để bé lên đó sanh.
    -Chú ý khi baby còn nhỏ thì ko được để túi ngủ, khăn lót vào chuồng. Vì khi baby đang núp trong túi ngủ mà bị mẹ đi ngang giẫm lên là có thể chết ngay.
    Tuyệt đối ko tắm cho bé dù bé bị ra máu hay đi phân lỏng, nếu thấy dơ quá có thể dùng khăn giấy ướt lau sơ, sau 2-3 tuần bé nuôi con khỏe mới có thể tắm.


Nuôi bé có bầu cần chú ý gì, chế độ dinh dưỡng ra sao?

  • -Cho ăn cỏ alfafa để tốt cho thai, bổ sung nhiều vitamin C.
    -Set chuồng bằng phẳng, ít chướng ngại vật để bé ko chạy nhảy nhiều tránh việc bé leo lên leo xuống cấn vào bụng bầu, ảnh hưởng đến thai.
    -Tách bé đực ra khi phát hiện bé đã mang bầu.
    -Cho bé ở chuồng 50x50 trở lên, ko ở quá chật vì khi sinh xong có thể bé sẽ dẫm lên con.


GP mang thai và sinh sản - chăm sóc baby như thế nào

  • - Tách bé đực khỏi bé cái khi phát hiện bé cái mang bầu.

    - Thời gian GP mang thai từ 2 tới 2,5 tháng. Có trường hợp cá biệt mang thai 4 tháng. GP từ 1 tháng tuổi đã có thể động dục và đậu thai, tuy nhiên độ tuổi này bé còn quá nhỏ, ko nên cho sinh sản. Chỉ nên ghép cặp khi bé đủ tháng.

    - Không nên di chuyển GP đang mang thai trên 1 quãng đường xa (ví dụ SG-HN) nhiều khả năng bé sẽ bị sốc, sinh non và chết cả mẹ cả con.

    - Loại bỏ các chướng ngại gây cấn bụng trong chuồng.

    - Ẵm GP có bầu phải dùng 2 tay bế dưới bụng lên, ko nên bế ngang nách sẽ làm bé khó chịu và khó nhấc bé lên.

    - Trọng lượng trung bình của 1 bé GP mang thai 3 con khoảng 1,2kg-1,5kg.

    - Trung bình GP sinh từ 1 tới 3 con, GP sinh nhiều con nhất hiện nay là 5 baby.

    - Trong 1 tháng đầu cần cho GP mẹ và baby ăn cỏ khô alfafa. Bổ sung nhiều vitamin C để các bé khỏe mạnh, tăng đề kháng.

    - GP baby khi mới sinh đã có đầy đủ răng, có thể chạy nhảy nhanh nhẹn sau 2 tiếng chào đời. Biết ăn dặm sau 1-2 ngày. Chú ý khi có baby mới sinh cần kiểm tra bé có 4 chiếc răng cửa hay ko, nếu ko có thì bé đã bị dị tật bẩm sinh, bé sẽ chết trong thời gian ngắn vì ko ăn được, tuy nhiên trường hợp này rất hiếm. Trong giai đoạn sơ sinh này nên cho các bé ăn nhiều rau củ mềm, dễ ăn, lưu ý cho bé ăn khi rau củ đã hết lạnh nếu có bỏ tủ lạnh.

    - Tuyệt đối ko tắm, ko để cả mẹ và con GP ra chỗ gió mạnh, nắng to trong 1 tháng đầu sau khi sinh. Khi GP đủ 1 tháng thì có thể tắm.

    - GP đủ 1 tháng tuổi phải tách đực cái riêng để tránh giao phối đồng huyết.

    - Khi thấy các bé biết ăn những hạt cứng (khoảng 5 ngày - 1 tuần tuổi) thì bạn nên bẻ nhỏ viên cỏ nén để baby dễ ăn. Sau 1 tháng thì ngưng, lúc này miệng bé đã đủ lớn để gặm nguyên hạt cỏ nén.


Vệ sinh cho GP

  • -GP có thể tắm bằng nước ấm với sữa tắm Jonshon baby, GP đang có bầu cũng có thể tắm. Sau khi tắm nên sấy lông cho khô. Bắt đầu tắm cho bé khi được 1 tháng tuổi trở lên.
    -Tùy vào điều kiện thời tiết, có thể 1 tuần tắm 1 lần nếu trời nắng ấm. Nếu trời lạnh, hay có gió rét thì có thể để lâu hơn. Đối với GP lông dài thì lông mau dơ hơn GP lông ngắn, nên tắm ít nhất 1 tuần 1 lần, chải lông thường xuyên để lông ko bị vàng, rối.
    -Ko nên tắm vào lúc nắng gắt (11-13h) và lúc đã tắt nắng (sau 5h) vì khi thời tiết quá nóng hay quá lạnh bé dễ bị cảm, dẫn đến tử vong
    -Lót chuồng bằng gỗ nén là vệ sinh và tiết kiệm nhất. Khi gỗ nén đã rã hết phải thay mới, để lâu sẽ sinh nấm mốc, dòi bọ.


Tắm rửa, cắt móng, tỉa lông cho GP

Cách tắm cho GP:
  • - Luôn tắm cho GP bằng nước ấm, GP rất sợ lạnh, tắm bằng nước lạnh có thể bé sẽ sợ và quẫy đạp mạnh.
    - Lần đầu tắm bé sẽ phản ứng mạnh, tìm mọi cách để chạy thoát nên bạn cần cho bé vào thau để dễ giữ bé. Xối nước nhẹ và từ từ, nếu bé quẫy mạnh thì ngừng xối nước và giữ chặt bé trong 2 phút cho bé lấy lại bình tĩnh. Tránh xối nước thẳng vào đầu/mặt vì nước tràn vào mắt mũi sẽ làm bé sợ và có thể bị sặc nước.
    - Nên tắm cho bé bằng sữa tắm Jonshon Baby để ko bị cay mắt.
    - Sau khi tắm xong cần sấy khô lông nhanh. Nên tắm vào thời gian 8-11h sáng; 2-5h chiều. Sau khi sấy khô có thể cho bé ra hong nắng nhẹ để lông khô ráo hoàn toàn. Hong nắng nhẹ nghĩa là đặt bé ở nơi có nắng hắt gần tới, chứ ko phải đem để chỗ trời nắng.


Cách cắt móng cho GP:

  • -Lần đầu tiên bé sẽ quẫy đạp khó cắt, bạn nên nhờ 1 người giữ bé rồi mới cắt. Chỉ cắt phần móng trắng đục, tránh cắt quá sát vào phần mạch máu màu hồng trong móng. Sau 2-3 tuần móc mọc dài mới cần cắt.



Tỉa lông cho GP:

  • Việc này thì đợn giản, bạn chỉ cần lấy kéo cắt ngắn vùng lông dài che phủ hậu môn của bé để tránh bị vàng, dơ lông thôi.


Nguyên nhân gây ra mùi hôi khi nuôi GP

  • -Lót chuồng mỏng, sử dụng loại gỗ nén thấm hút kém, chỉ sau vài lần bé đi vs là sẽ rã hết và bắt đầu hôi.
    - Bé bị đi ngoài nhão / lỏng: bé đang bị tiêu chảy, cần mua thuốc antibio hòa với nước đút cho bé mỗi ngày 1 gói. Ở mọi nhà thuốc đều có bán loại thuốc này, giá 2000-2500d/tép. Đút thuốc cho bé ít nhất là trong 1 tuần, nếu thấy phân bé khô, cứng lại thành viên thì ngưng. Nếu vẫn ko đỡ thì cần xem lại chế độ ăn.
    - Cho ăn quá nhiều rau tươi. Mỗi ngày bé chỉ cần 1-2 bữa rau tươi là đủ. Mỗi bữa em có thể cho bé ăn 4-6 cọng xà lách hoặc 1/4 quả dưa leo, có thể đổi món mỗi ngày để bé k chán.
    - Môi trường sống quá bí, làm mùi hôi ko thoát đc.


Nuôi GPVN có gì khác?


  • -GPVN có thể ăn các loại đồ ăn khô giống GP Thái.
    -GPVN có thể chất khỏe, có thể cho ăn đồ tươi làm bữa chính, nhưng ăn nhiều rau tươi, ít cỏ khô cỏ nén bé sẽ lâu mập và đi vệ sinh hôi hơn.



Phát hiện bệnh nguy hiểm

  • -Khi bé bỏ ăn, lừ đừ, ko còn phản xạ nhanh nhạy trước tiếng động hay mọi vật xung quanh thì bé đang mang bệnh. Phải mang đi chích ngay trong ngày, để qua ngày nguy cơ tử vong là 90%
    -Phòng bệnh bằng cách cho bé ở nơi ít gió lùa, ko quá nóng hay quá lạnh, bổ sung vitamin C hàng ngày.
    -Khi mang bé ra ngoài chơi tránh lúc trời nắng nóng, nếu phải đi vào lúc đó thì nên mang theo 1 tấm khăn che nắng cho lồng của bé. Còn nếu mắc mưa thì về lau mình, sấy thật khô, cho bé túi ngủ hoặc quấn khăn làm túi ngủ, sáng hôm sau nếu thấy bé lừ đừ thì mang đi bác sĩ gấp.
Nguồn: BBCode by Gâu

Comments

Popular Posts