Chương 11: System - Phần 1

DEPENDENCY INJECTION VÀ INVERSION OF CONTROL – PHẦN 1: ĐỊNH NGHĨA

Series bài viết Dependency Injection và Inversion of Control gồm 3 phần:
  1. Định nghĩa
  2. Áp dụng DI vào code
  3. Viết DI Container. Áp dụng DI vào ASP.NET MVC
Hôm trước, có vài bạn nhờ mình giải thích các khái niệm Dependency Injection, Inversion of Control. Vốn lười, mình định google một bài viết bằng tiếng Việt để quăng cho các bạn ấy. Ngặc một nỗi là mình chả tìm được bài nào cụ thể rõ ràng về Dependency Injection, chỉ có hướng dẫn sử dụng Unity, StructureMap. Một số bài viết hay thì lại toàn bằng tiếng Anh.
Mình cũng thấy vài bạn đã đi làm 1, 2 năm mà vẫn còn “ngáo ngơ” về DI, IoC, chỉ biết sử dụng nhưng không hiểu rõ bản chất của nó. Do đó, mình viết bài này nhằm giải thích một cách đơn giản dễ hiểu về Dependency Injection. Các bạn junior nên đọc thử, vì DI được áp dụng rất nhiều trong các ứng dụng doanh nghiệp, rất hay gặp khi đi làm/đi phỏng vấn. Pattern này được dùng trong cả C#, Java và các ngôn ngữ khác nên các bạn cứ đọc thoải mái nhé.
ioc-and-mapper-in-c-1-638
Trong bài, mình hay dùng từ module. Trong thực tế, module này có thể là 1 project, 1 file dll, hoặc một service. Để dễ hiểu, chỉ trong bài viết nàycác bạn hãy xem mỗi module là một class nhé.

Nhắc lại kiến thức

Trước khi bắt đầu với Dependency Injection, các bạn hãy đọc lại bài viết về SOLID principles, những nguyên lý thiết kế và viết code. Nguyên lý cuối cùng trong SOLID chính là Dependency Inversion:
1. Các module cấp cao không nên phụ thuộc vào các modules cấp thấp. Cả 2 nên phụ thuộc vào abstraction.
2. Interface (abstraction) không nên phụ thuộc vào chi tiết, mà ngược lại. ( Các class giao tiếp với nhau thông qua interface, không phải thông qua implementation.)
Với cách code thông thường, các module cấp cao sẽ gọi các module cấp thấp. Module cấp cao sẽ phụ thuộc và module cấp thấp, điều đó tạo ra các dependency. Khi module cấp thấp thay đổi, module cấp caophải thay đổi theo. Một thay đổi sẽ kéo theo hàng loạt thay đổi, giảm khả năng bảo trì của code.
ioc-and-mapper-in-c-4-638
Nếu tuân theo Dependendy Inversion principle, các module cùng phụ thuộc vào 1 interface không đổi. Ta có thể dễ dàng thay thế, sửa đổi module cấp thấp mà không ảnh hưởng gì tới module cấp cao.

Định nghĩa và khái niệm DI

Hiện nay, các lập trình viên hay lẫn lộn giữa các khái niệm Dependency Inversion, Inversion of Control (IoC), Dependency Injection (DI). Ba khái niệm này tương tự nhau nhưng không hoàn toàn giống nhau.
ioc-and-mapper-in-c-6-638
Sự khác biệt giữa 3 khái niệm trên:
  • Dependency Inversion: Đây là một nguyên lý để thiết kế và viết code.
  • Inversion of Control: Đây là một design pattern được tạo ra để code có thể tuân thủ nguyên lý Dependency Inversion. Có nhiều cách hiện thực pattern này: ServiceLocator, Event, Delegate, … Dependency Injection là một trong các cách đó.
  • Dependency Injection: Đây là một cách để hiện thực Inversion of Control Pattern (Có thể coi nó là một design pattern riêng cũng được). Các module phụ thuộc (dependency) sẽ được inject vào module cấp cao.
Khi nói tới DI, tức là nói tới Depedency Injection. Hiện nay, một số DI container như Unity, StructureMap v…v, hỗ trợ chúng ta trong việc cài đặt và áp dụng Dependency Injection vào code (Sẽ nói ở bài sau), tuy nhiên vẫn có thể gọi chúng là IoC Container, ý nghĩa tương tự nhau.
Có thể hiểu Dependency Injection một cách đơn giản như sau:
  1. Các module không giao tiếp trực tiếp với nhau, mà thông qua interface. Module cấp thấp sẽ implement interface, module cấp cao sẽ gọi module cấp thấp. Ví dụ: Để giao tiếp với database, ta có interface IDatabase, các module cấp thấp là XMLDatabaseSQLDatabase. Module cấp cao làCustomerBusiness sẽ sử dụng interface IDatabase.
  2. Việc khởi tạo các module cấp thấp sẽ do DI Container thực hiện. Ví dụ: Trong module CustomerBusiness, ta sẽ không khởi tạo IDatabase db = new XMLDatabase(), việc này sẽ do DI Container thực hiện. Module CustomerBusiness sẽ không biết gì về module XMLDatabase hay SQLDatabase.
  3. Việc Module nào gắn với interface nào sẽ được config trong code hoặc trong file XML.
  4. DI được dùng để làm giảm sự phụ thuộc giữa các module, dễ dàng hơn trong việc thay đổi module, bảo trì code vàtesting.

Các dạng DI

Có 3 dạng Dependency Injection:
  1. Constructor Injection: Các dependency sẽ được container truyền vào (inject vào) 1 class thông qua constructor của class đó. Đây là cách thông dụng nhất.
  2. Setter Injection: Các dependency sẽ được truyền vào 1 class thông qua các hàm Setter.
  3. Interface Injection: Class cần inject sẽ implement 1 interface. Interface này chứa 1 hàm tên Inject. Container sẽ injection dependency vào 1 class thông qua việc gọi hàm Inject của interface đó. Đây là cách rườm rà và ít được sử dụng nhất.
ioc-and-mapper-in-c-8-638

Ưu điểm và khuyết điểm của DI

Dĩ nhiên, DI không phải vạn năng, nó cũng có những ưu điểm và khuyết điểm, do đó không phải project nào cũng nên áp dụng DI. Với những dự án lớn, code nhiều, DI là thứ rất cần thiền để đảm bảo code dễ bảo trì, dễ thay đổi. Vì vậy, bản thân các framework nổi tiếng như Spring, Struts2, ASP.NET MVC, … đều hỗ trợ hoặc tích hợp sẵn DI. ASP.NET MVC từ bản 5 trở xuống cho phép ta sử dụng DI container từ thư viện, từ bản 6 thì tích hợp sẵn DI luôn, không cần phải thêm thư viện gì.
ƯU ĐIỂMKHUYẾT ĐIỂM
  • Giảm sự kết dính giữa các module
  • Code dễ bảo trì, dễ thay thế module
  • Rất dễ test và viết Unit Test
  • Dễ dàng thấy quan hệ giữa các module (Vì các dependecy đều được inject vào constructor)
  • Khái niệm DI khá “khó tiêu”, các developer mới sẽ gặp khó khăn khi học
  • Sử dụng interface nên đôi khi sẽ khó debug, do không biết chính xác module nào được gọi
  • Các object được khởi tạo toàn bộ ngay từ đầu, có thể làm giảm performance
  • Làm tăng độ phức tạp của code
Bài viết khá nặng về lý thuyết nên nếu bạn vẫn chưa mường tượng được sẽ áp dụng DI như thế nào vào code cũng đừng lo. Ở phần 2 mình sẽ bổ sung code minh họa, các bạn đọc xong quay lại đọc bài này sẽ dễ “thông” hơn. Nhớ đón xem nhé.

Comments

Popular Posts