Đây là cách dỗ con nín khóc sai lầm mà cứ 10 mẹ thì tới 9 mẹ mắc phải
Mỗi khi con khóc, câu nói quen thuộc để dỗ con nín khóc của các bố mẹ là "Nín đi!", hoặc "Đừng khóc nữa".
-
-
-
Tiếng khóc của con là một trong những vấn đề khiến bố mẹ cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, stress. Chính vì vậy, cứ 10 mẹ thì có đến 9 mẹ cứ thấy con khóc dỗ con nín khóc bằng cách ngay lập tức yêu cầu trẻ "Nín đi", “Đừng khóc nữa”. Nhưng trong thực tế, những câu nói này chẳng mấy hiệu quả, trẻ vẫn tiếp tục khóc…
Các chuyên gia đã phân tích nguyên nhân vì sao các phụ huynh hay bắt trẻ nín khóc bằng khẩu lệnh quen thuộc trên. Sở dĩ bố mẹ hay nói câu đó vì họ khó chịu với tiếng khóc của con hoặc muốn trẻ tự tìm ra cách khác để xử lý tình huống. Dù là lý do nào thì câu nói này thực sự không giúp bố mẹ đạt được mục đích và cũng chẳng có ích cho trẻ.
Khóc là một cách để trẻ thể hiện mong muốn với cha mẹ (Ảnh minh họa).
Tại sao nói "Nín đi", “Đừng khóc nữa” không hiệu quả?
Đôi khi bố mẹ cảm thấy kiệt sức mà vẫn không đáp ứng được tất cả các nhu cầu về thể chất, cảm xúc của trẻ. Nhưng đây sẽ là vấn đề lớn. Khi chúng ta bỏ qua cảm xúc và nhu cầu của bé, ngay cả khi con hành động ngớ ngẩn và khó hiểu thì chính là lúc bố mẹ làm cho mọi chuyện trở nên rắc rối hơn.
Khi ra lệnh "Đừng khóc nữa, nín đi”, bố mẹ thường không nghĩ tới việc dạy trẻ quy tắc ứng xử chuẩn mực, dạy trẻ cách sử dụng từ ngữ hoặc cách chấp nhận và đối phó với nỗi buồn hay thất vọng.
Theo quan điểm của người lớn, khóc là phản ứng tồi tệ nhất để thể hiện cảm xúc. Trên thực tế, nó lại là biện pháp hữu ích giúp trẻ thể hiện các mong muốn.
Bố mẹ càng bỏ qua những cảm xúc tiêu cực của trẻ, càng có nhiều khả năng trẻ sẽ rơi vào tâm trạng đó lần nữa và càng trở nên bất an hơn. Khi không được bố mẹ đồng cảm, trẻ cảm thấy lo lắng, vì vậy trẻ cần nhiều sự hỗ trợ của bố mẹ hơn.
Tại sao trẻ lại khóc rất nhiều trong khi có thể nói ra mong muốn của mình?
Trẻ khóc bởi vì chúng không thể giao tiếp được? Điều này vừa đúng, lại vừa sai. Bé sơ sinh sử dụng tiếng khóc để báo hiệu chúng đói, khó chịu hoặc các nhu cầu khác...
Trẻ biết đi khóc ít hơn so với lúc nhỏ bởi chúng có thể nói cho bố mẹ biết lúc nào đói, khát… Nhưng cũng giống như trẻ ở tuổi mẫu giáo hay lớn hơn, chúng cũng có lúc trải qua cảm giác thất vọng, buồn chán, nản lòng. Đây chính là lý do khiến trẻ con hay khóc lóc, mè nheo.
Người lớn thường sẽ không khóc vì một lý do vớ vẩn như đồ chơi bị mất hoặc bị anh chị chê cười. Ngoài ra, chúng ta đã học được cách điều tiết cảm xúc, kiểm soát cuộc sống của mình (ví dụ tự thay đổi chiếc tất không thoải mái mà không cần ai giúp đỡ) và tìm ra cách đối phó với những cảm xúc tiêu cực. Và kể cả có khóc, người lớn cũng không bị ai cấm đoán khóc lóc.
Trẻ sẽ không thoải mái nếu chúng ta không dạy bé phải làm thế nào?
Khóc không tệ như chúng ta vẫn nghĩ. Nỗi buồn hoặc thất vọng không phải là sai lầm. Bố mẹ sẽ không đúng nếu dạy trẻ không bao giờ được khóc. Chúng ta có thể dạy trẻ làm thế nào để xử lý những cảm xúc, dạy cho chúng rằng đừng hạ thấp nhân phẩm của mình, la hét to, hoặc đập phá đồ trong cơn tức giận khi không có được những gì muốn. Nhưng tuyệt đối không nên cấm trẻ khóc.
Giống như việc con cần phải học cách đi bộ và nói chuyện, bé cũng cần học cách kiểm soát cảm xúc của mình qua thời gian.
Bố mẹ nên dành thời gian để lắng nghe những mong muốn của trẻ (Ảnh minh họa).
Thay vì nói "Nín đi", "Đừng khóc nữa!", bố mẹ nên nói gì?
Trẻ em cần được bố mẹ lắng nghe, chia sẻ và sẵn sàng giúp đỡ. Nếu bố mẹ đảm bảo được các yếu tố trên sẽ giúp trẻ ít khóc. Vì vậy, thay vì nói "Đừng khóc nữa”, hay “Nín khóc đi”, bố mẹ hãy nói với con rằng:
Con buồn à, con hãy khóc đi!
Con có muốn nói cho mẹ biết vì sao con buồn không?
Nếu con muốn ở một mình thì mẹ sẽ rời đi, nhưng lúc nào cần thì cứ gọi mẹ nhé!
Mẹ có thể giúp con làm việc này mà!
Con nói đúng, việc này không công bằng!
Mẹ nghe con nói đây!
Có phải con cảm thấy buồn/thất vọng/nản lòng… không?
Điều này rất khó với độ tuổi của con. Mẹ biết mà!
Bạn nói với con chính xác những từ gì không phải là điều quan trọng nhất. Quan trọng là bạn giúp con cảm nhận được bạn hiểu, luôn lắng nghe con và sẵn sàng giúp đỡ con.
Nguồn: Belly
Tiếng khóc của con là một trong những vấn đề khiến bố mẹ cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, stress. Chính vì vậy, cứ 10 mẹ thì có đến 9 mẹ cứ thấy con khóc dỗ con nín khóc bằng cách ngay lập tức yêu cầu trẻ "Nín đi", “Đừng khóc nữa”. Nhưng trong thực tế, những câu nói này chẳng mấy hiệu quả, trẻ vẫn tiếp tục khóc…
Các chuyên gia đã phân tích nguyên nhân vì sao các phụ huynh hay bắt trẻ nín khóc bằng khẩu lệnh quen thuộc trên. Sở dĩ bố mẹ hay nói câu đó vì họ khó chịu với tiếng khóc của con hoặc muốn trẻ tự tìm ra cách khác để xử lý tình huống. Dù là lý do nào thì câu nói này thực sự không giúp bố mẹ đạt được mục đích và cũng chẳng có ích cho trẻ.
Khóc là một cách để trẻ thể hiện mong muốn với cha mẹ (Ảnh minh họa).
Tại sao nói "Nín đi", “Đừng khóc nữa” không hiệu quả?
Đôi khi bố mẹ cảm thấy kiệt sức mà vẫn không đáp ứng được tất cả các nhu cầu về thể chất, cảm xúc của trẻ. Nhưng đây sẽ là vấn đề lớn. Khi chúng ta bỏ qua cảm xúc và nhu cầu của bé, ngay cả khi con hành động ngớ ngẩn và khó hiểu thì chính là lúc bố mẹ làm cho mọi chuyện trở nên rắc rối hơn.
Khi ra lệnh "Đừng khóc nữa, nín đi”, bố mẹ thường không nghĩ tới việc dạy trẻ quy tắc ứng xử chuẩn mực, dạy trẻ cách sử dụng từ ngữ hoặc cách chấp nhận và đối phó với nỗi buồn hay thất vọng.
Theo quan điểm của người lớn, khóc là phản ứng tồi tệ nhất để thể hiện cảm xúc. Trên thực tế, nó lại là biện pháp hữu ích giúp trẻ thể hiện các mong muốn.
Bố mẹ càng bỏ qua những cảm xúc tiêu cực của trẻ, càng có nhiều khả năng trẻ sẽ rơi vào tâm trạng đó lần nữa và càng trở nên bất an hơn. Khi không được bố mẹ đồng cảm, trẻ cảm thấy lo lắng, vì vậy trẻ cần nhiều sự hỗ trợ của bố mẹ hơn.
Tại sao trẻ lại khóc rất nhiều trong khi có thể nói ra mong muốn của mình?
Trẻ khóc bởi vì chúng không thể giao tiếp được? Điều này vừa đúng, lại vừa sai. Bé sơ sinh sử dụng tiếng khóc để báo hiệu chúng đói, khó chịu hoặc các nhu cầu khác...
Trẻ biết đi khóc ít hơn so với lúc nhỏ bởi chúng có thể nói cho bố mẹ biết lúc nào đói, khát… Nhưng cũng giống như trẻ ở tuổi mẫu giáo hay lớn hơn, chúng cũng có lúc trải qua cảm giác thất vọng, buồn chán, nản lòng. Đây chính là lý do khiến trẻ con hay khóc lóc, mè nheo.
Người lớn thường sẽ không khóc vì một lý do vớ vẩn như đồ chơi bị mất hoặc bị anh chị chê cười. Ngoài ra, chúng ta đã học được cách điều tiết cảm xúc, kiểm soát cuộc sống của mình (ví dụ tự thay đổi chiếc tất không thoải mái mà không cần ai giúp đỡ) và tìm ra cách đối phó với những cảm xúc tiêu cực. Và kể cả có khóc, người lớn cũng không bị ai cấm đoán khóc lóc.
Trẻ sẽ không thoải mái nếu chúng ta không dạy bé phải làm thế nào?
Khóc không tệ như chúng ta vẫn nghĩ. Nỗi buồn hoặc thất vọng không phải là sai lầm. Bố mẹ sẽ không đúng nếu dạy trẻ không bao giờ được khóc. Chúng ta có thể dạy trẻ làm thế nào để xử lý những cảm xúc, dạy cho chúng rằng đừng hạ thấp nhân phẩm của mình, la hét to, hoặc đập phá đồ trong cơn tức giận khi không có được những gì muốn. Nhưng tuyệt đối không nên cấm trẻ khóc.
Giống như việc con cần phải học cách đi bộ và nói chuyện, bé cũng cần học cách kiểm soát cảm xúc của mình qua thời gian.
Bố mẹ nên dành thời gian để lắng nghe những mong muốn của trẻ (Ảnh minh họa).
Thay vì nói "Nín đi", "Đừng khóc nữa!", bố mẹ nên nói gì?
Trẻ em cần được bố mẹ lắng nghe, chia sẻ và sẵn sàng giúp đỡ. Nếu bố mẹ đảm bảo được các yếu tố trên sẽ giúp trẻ ít khóc. Vì vậy, thay vì nói "Đừng khóc nữa”, hay “Nín khóc đi”, bố mẹ hãy nói với con rằng:
Con buồn à, con hãy khóc đi!
Con có muốn nói cho mẹ biết vì sao con buồn không?
Nếu con muốn ở một mình thì mẹ sẽ rời đi, nhưng lúc nào cần thì cứ gọi mẹ nhé!
Mẹ có thể giúp con làm việc này mà!
Con nói đúng, việc này không công bằng!
Mẹ nghe con nói đây!
Có phải con cảm thấy buồn/thất vọng/nản lòng… không?
Điều này rất khó với độ tuổi của con. Mẹ biết mà!
Bạn nói với con chính xác những từ gì không phải là điều quan trọng nhất. Quan trọng là bạn giúp con cảm nhận được bạn hiểu, luôn lắng nghe con và sẵn sàng giúp đỡ con.
Nguồn: Belly
Comments
Post a Comment