Đối phó với đồng nghiệp trái tính
Môi trường làm việc cạnh tranh khiến cho mối quan hệ đồng nghiệp trở nên căng thẳng. Mối quan hệ nơi công sở ghi nhận sự tương tác, bổ trợ giữa các cặp quan hệ giữa nhân viên – sếp, nhân viên – nhân viên, nhân viên – khách hàng...… Đó chính là lý do vì sao bạn không thể "coi thường" quan hệ với những người đồng cấp. Mối quan hệ đồng nghiệp không tốt sẽ khiến môi trường làm việc của bạn trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Từ đó, khả năng thăng tiến của bạn sẽ bị hạn chế đáng kể. Nói một cách khác đi, mối quan hệ đồng nghiệp tốt cũng là một tác nhân dẫn tới thành công trong sự nghiệp.
Như một xã hội thu nhỏ, môi trường công sở có nhiều dạng người khác nhau. Có những đồng nghiệp khiến bạn cảm thấy thật khó chịu, nhưng hàng ngày vẫn phải đối mặt, vẫn phải làm việc cùng. Thật may, việc “chung sống hòa bình” với những đồng nghiệp như vậy là một kỹ năng mà bạn có thể học được.
Dưới đây là 5 kiểu đồng nghiệp khó ưa hay gặp nhất ở công sở và cách đối phó với họ.
1. Đồng nghiệp không trung thực
Nhận diện: Đây là những đồng nghiệp thích khoe khoang hoặc thổi phồng về những thành tích mà họ đã đạt được. Họ không quan tâm đến năng lực thực tế và sự chăm chỉ của bản thân nhưng lại chú trọng đến việc thổi phồng và tỏ ra mình như thế. Họ thích nói nhiều về công việc hơn là làm việc.
Ảnh hưởng: Bạn là người thích làm việc chăm chỉ và coi thành tích là thứ yêu, bạn thường cảm thấy phiền với kiểu đồng nghiệp như thế này, có lẽ họ là người hoàn toàn trái ngược lại với bạn.
Cách giải quyết: Hãy kiểm soát hình ảnh của bản thân ở nơi công sở, băng năng lực bản thân, hãy cho mọi người thấy được rằng bạn là người có kỹ năng và chuyên môn. Những thành tích bạn đạt được là do công sức và sự cố gắng mà bạn đã bỏ ra. Hãy chủ động tự vệ theo cách của mình, đừng để kiểu đồng nghiệp này “tranh công” của bạn. Đừng ngại lên tiếng nói về vai trò của bạn trong công việc, dự án mà mình tham gia.
2. Đồng nghiệp “dốt nhưng có thiện chí”
Nhận diện: Họ là những người chăm chỉ làm việc nhưng năng lực bản thân lại hanh chế, hoặc không phù hợp với công việc được giao. Trong những vấn đề mang tính chất quan trọng và quyết định, họ không thể đưa ra chính kiến của bản thân mà luôn cần tới sự trợ giúp của những người xung quanh.
Ảnh hưởng: Khi gặp đồng nghiệp kiểu như thế này, bạn có thể gặp một ít phiền phức, bởi sự thiện chí và chăm chỉ của họ khiến bạn không dễ chỉ trích họ. Lúc này câu nói “cần cù bù thông minh” xem ra không phát huy hiệu quả là bao. Trong quá trình làm việc thời gian kéo dài, điều này khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và áp lực.
Cách giải quyết: Nắm được điểm mạnh của kiểu đồng nghiệp này để giao cho họ những công việc phù hơp, tránh giao những công việc mang tính chất quan trọng. Nếu có thời gian, hãy giúp đỡ họ khi cần thiết, hướng dẫn họ cách làm việc thay vì làm thay cho họ. Hãy nhận xét trung thực, thẳng thắn về năng lực và hiệu quả công việc của họ nếu bạn là Sếp, không dùng những lời lẽ “mật ngọt” để an ủi, chia sẻ hay động viên để làm họ yên tâm. Nói cho họ biết điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để có thể tập trung vào công việc và hoàn thành nó hiệu quả.
3. Đồng nghiệp lười
Nhận diện: Đây là kiểu đồng nghiệp không thích làm việc và luôn trì hoãn thời hạn công việc được giao. Họ hay đùn đẩy trách nhiệm cho người khác và không đưa ra sáng kiến gì để góp phần xây dựng hình ảnh và thương hiệu công ty.
Ảnh hưởng: Nếu bạn là một người làm việc thực sự, thì đồng nghiệp lười không khác gì một vật ngáng đường. Phải mất nhiều công sức để ép những người lười hoàn thành công việc đến nỗi, những người xung quanh họ thường từ bỏ cố gắng và làm “luôn cho xong” phần việc của kẻ lười nhác. Vấn đề là, bạn không có thẩm quyền để sa thải đồng nghiệp lười, và sếp có thể cũng không muốn làm việc đó.
Cách giải quyết: Chỉ tập trung vào công việc của bạn. Với tư cách là một đồng nghiệp, hãy tự hỏi bản thân xem bạn có thể “dung túng” đồng nghiệp lười bằng cách làm hộ một phần việc của họ? Nếu bạn cảm thấy áp lực phải “giúp” anh/cô ấy, và bạn biết rằng đây là kiểu người không bao giờ biết đáp trả hay thay đổi, hãy trình bày vấn đề với sếp trước khi phải nhận thêm nhiệm vụ bất đắc dĩ này. Nếu bạn là nhà quản lý, kiểu nhân viên này đòi hỏi bạn phải dùng tới cách thức quản lý vi mô. Hãy giao cho họ những nhiệm vụ nhỏ với hạn hoàn thành gấp rút và liên tục đốc thúc họ.
Cách giải quyết: Chỉ tập trung vào công việc của bạn. Với tư cách là một đồng nghiệp, hãy tự hỏi bản thân xem bạn có thể “dung túng” đồng nghiệp lười bằng cách làm hộ một phần việc của họ? Nếu bạn cảm thấy áp lực phải “giúp” anh/cô ấy, và bạn biết rằng đây là kiểu người không bao giờ biết đáp trả hay thay đổi, hãy trình bày vấn đề với sếp trước khi phải nhận thêm nhiệm vụ bất đắc dĩ này. Nếu bạn là nhà quản lý, kiểu nhân viên này đòi hỏi bạn phải dùng tới cách thức quản lý vi mô. Hãy giao cho họ những nhiệm vụ nhỏ với hạn hoàn thành gấp rút và liên tục đốc thúc họ.
4. Đồng nghiệp ích kỷ
Nhận diện: Lúc nào cũng chăm chăm tới lợi ích của bản thân mà không nghĩ đến lợi ích của người khác, tìm mọi cách để được tăng lương và thăng chức.
Ảnh hưởng: Khó để làm việc với loại đồng nghiệp này vì họ chỉ biết quan tâm đến lợi ích bản thân mà không suy xét mọi hướng.
Cách giải quyết: Nếu bạn là một người có tinh thần làm việc tập thể, thì bạn hoàn toàn đối lập với những đồng nghiệp ích kỷ. Họ có động cơ và cảm hứng hoàn toàn khác biệt với bạn. Vì vậy, hãy chỉ cho những đồng nghiệp này tham gia vào nhóm của bạn nếu công việc của nhóm đáp ứng được lợi ích của họ. Bạn cũng phải chấp nhận thực tế rằng, họ sẽ không bao giờ muốn làm điều gì vì lợi ích của nhóm. Nếu bạn là sếp, hãy sử dụng tính cạnh tranh của những nhân viên này trong những trường hợp đặc điểm đó có thể trở thành sức mạnh. Chẳng hạn, những nhân viên ích kỷ có thể cạnh tranh “trường kỳ” với những người khác hoặc với chính bản thân họ để vượt mục tiêu về doanh thu.
5. Vị sếp khó ưa:
Nhận diện: Vì nhiều lý do khác nhau, hầu hết mọi người đều không thích sếp của mình. Ngay cả những người có quan hệ tốt với sếp vẫn không ưa một vài khía cạnh nào đó trong tính cách hoặc một vài hành vi ở công sở của sếp. Rất may là bạn không bắt buộc phải yêu quý sếp hay là bạn của sếp, nhưng bạn phải làm việc hiệu quả với sếp.
Ảnh hưởng: Dù không ưa sếp, bạn vẫn phải làm việc liên tục cùng sếp, và bạn phải làm việc cho sếp.
Cách giải quyết: Xác định chính xác xem bạn không ưa sếp ở điểm nào. Sếp đi vào quản lý những công việc nhỏ nhặt nhất? Sếp không định hướng được công việc? Sếp không giỏi ở lĩnh vực quan trọng nhất trong công việc của sếp? Sếp đối xử bất công với bạn? Hay bạn chỉ không thích một tính cách cá nhân khác người của sếp? Một khi nhận ra được vấn đề cụ thể, bạn có thể tìm ra một hướng đi hợp lý.
Trên đây là các cách để bạn thích nghi hoặc ít ra thay đổi được gì đó đối với nhiều kiểu đồng nghiệp khác nhau. Chúc bạn có một môi trường làm việc tốt và thoải mái.
Comments
Post a Comment